Thân chào quý bạn !
Khi bạn đọc những thông tin này, đồng nghĩa với việc bạn đang rất quan tâm tới
chúng tôi. Bạn đang làm những điều bạn muốn, bạn là người tự do, có chủ quyền
và độc lập về suy nghĩ.
Chúng tôi rất muốn hợp tác cùng bạn để cùng nhau đi tới đích của cuộc đời đó
là:
Giàu sang – khỏe mạnh
và hạnh phúc.
Bạn là ai ?
Bao nhiêu tuổi ?
Đang ở đâu ?
Đang làm gì ?
Đã làm gì ?
Muốn làm gì ?
Bạn đang có bao nhiêu tiền ?
Bạn khỏe hay bạn ốm ?
Bạn đang hạnh phúc hay buồn chán, thất vọng ?...
Nếu thực sự muốn Giàu sang – Mạnh khỏe và Hạnh Phúc thì
đây là môi trường tuyệt vời dành cho bạn.
Lời mở
Mỗi người trong chúng ta luôn sống bởi
hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn thắc mắc. Chúng ta luôn muốn tìm cho mình những
phương pháp, những giải pháp làm sao để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Để có một cuộc sống giàu sang, khỏe mạnh
và hạnh phúc, không phải là dễ dàng nhưng cũng không phải là quá phức tạp.
Chính vì vậy mà chúng ta luôn vận động,
luôn làm việc tìm cách làm sao để tận hưởng cuộc sống.
Ngày nhỏ chúng ta luôn được giáo dục
rằng: Con cần phải học, học ăn học nói học gói, học mở… nhưng hình như ít có ai
dạy cho chúng ta cách kiếm tiền.
Khi lớn lên Cha mẹ và mọi người lại dạy
chúng ta rằng: Con cần phải học thật tốt, học thật giỏi để mai này có việc làm
ổn định.
Nhưng chao ôi! Thật chớ trêu mọi việc
hầu như không diễn ra theo những gì chúng ta mong muốn.
Nỗi lo lớn nhất của chúng ta là :
Sẽ làm gì và làm ở đâu sau khi ra trường
?
Liệu các công ty có lo được cho ta công
việc ổn định?
Không biết ta có kiếm tìm được công việc
như ý muốn?...
Trước khi chưa có việc làm thì chúng ta
mơ có việc làm, nhưng khi có việc làm thì thật là thất vọng, bởi lương thì ít
mà công việc thì quá nhiều, quá vất vả, áp lực.
Trước khi lĩnh lương, chúng ta có thật
nhiều dự định mua sắm, nhưng khi lĩnh lương rồi thì mọi dự định đều tan biến
bởi sự chênh lệch giữa lương và giá là quá cao.
Trước khi thành lập doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, buôn bán. Chúng ta thường suy nghĩ hướng tới những sự thành
công rực rỡ. Nhưng khi gặp khó khăn đổ vỡ, chúng ta mới hiểu những suy nghĩ đó
chỉ là ảo tưởng, bởi áp lực cạnh tranh quá lớn mà năng lực cạnh tranh của chúng
ta thì có hạn.
Sinh – lão – bệnh – tử: Không ai có thể
tránh được, làm thế nào để kéo dài tuổi thọ, làm thế nào để có sức khỏe dồi
dào. Làm thế nào để có cuộc sống súng túc và hạnh phúc.
Có tiền mà không có sức khỏe và hạnh
phúc thì cuộc sống cũng thật là vô nghĩa.
Có sức khỏe, hạnh phúc mà không có tiền
thì mọi thứ sức khỏe và hạnh phúc đó sẽ nhanh chóng rời bỏ chúng ta mà đi. Bởi
không có tiền thì chúng ta không thể có cuộc sống. Chúng ta vẫn dùng sức khỏe
để làm việc nhưng mức chi tiêu quá nhiều so với số tiền ta kiếm được, với hàng
loạt những chi phí cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em, bạn bè…
Có hạnh phúc mà không có tiền và sức
khỏe thì hạnh phúc cũng nhanh chóng vụt tắt bởi chúng ta không đủ tiền
và lực để sống mà tận hưởng hạnh phúc.
Ai cũng mong muốn có một cuộc sống giàu
sang – mạnh khỏe và hạnh phúc.
Nhưng hầu hết không ai biết làm thế nào
để đạt được điều đó một cách trọn vẹn.
Rút kinh nghiệm từ thực tế của những
người đi trước. Ngay hôm nay chúng ta cần chuẩn bị cho những tư thế sẵn sàng và
bám sát thực tế, cần chuẩn bị cho mình những định hướng mới, hướng đi mới, môi
trường mới để có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.! theo ba tiêu chí.
Giàu về vật chất –
Mạnh về sức khỏe – Vững về tinh thần
Kính mong đón nhận
những đóng góp quý báu từ cộng đồng!
Tác giả: Nguyễn Thanh
Thái
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Định hướng phát huy sức mạnh đại đoàn
kết.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21. Thế
kỷ đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Nền kinh tế vật chất, dựa
chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,
lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối sử
dụng các sản phẩm vật chất, hữu hình và vô hình đang được hỗ trợ mạnh
mẽ bởi Công Nghệ Thông Tin thông qua cộng đồngTri
thức và Tri Giác. Trong đó việc sản xuất và truyền tải
thông tin qua cộng đồng Tri thức, Tri giác, đã và đang chi phối toàn bộ các
hoạt động của kinh tế toàn cầu.
Nông nghiệp – Công
Nghiệp – Công nghệ thông tin – Tri thức – Tri giác
Từ nay các giá trị kinh
tế lớn nhất được làm ra không phải trong khu vực trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất mà là trong khu vực khoa học, kỹ thuật và
dịch vụ.
Vai trò của tài
nguyên thiên nhiên & của cải vật chất sẵn có ngày càng
giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần văn hoá.
Nếu ba mươi năm trước, sự tiêu hao vật chất
và năng lượng với nhịp độ khó kiềm chế của nền văn minh công nghiệp truyền
thống đã khiến các nhà kinh tế thuọc câu lạc bộ Roma lên tiếng kêu gọi các
chính phủ ngừng tăng trưởng kinh tế
( “ tăng trưởng zê – rô” ) để ngăn ngừa
thảm hoạ diệt vong, thì cuộc cách mạng công nghệ thông
tin đã đảo lộn tình hình vàđưa nhân loại tiến lên
một nền văn minh mới, cao hơn đó là: Nền văn minh Trí tuệ ( trong đó tăng
trưởng đi liền với vấn đề không gây “ô nhiễm” môi trường sống ).
Trong xu thế Toàn cầu hoá đi đôi với cạnh
tranh quyết liệt thì sự phát triển của ngành công nghệ thông tin thông
qua cộng đồng tri thức, tri giác. Đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi
cho những nước đi sau có thể dựa vào tiềm năng chất xám để
nhanh chóng đuổi kịp các nước khác.
Song cũng hàm chứa những thách thức to
lớn, những khó khăn, rủi ro và cạm bẫy không phải luôn luôn dễ nhìn, dễ
tránh.
Trong lịch sử chưa bao giờ các đặc điểm
tâm lý, trí tuệ có ý nghĩa quyết định như bây giờ đối với nền thịnh
vượng thậm chí tồn vong của một quốc gia.
Trong điều kiện ấy, sẽ không có gì lạ
nếu tới đây bên cạnh một số nước tăng trưởng mau chóng thần kỳ có thể có những
nước suy sụp thảm hại và tụt hậu vô vọng.
Chính vì vậy chúng tôi muốn
cùng các bạn phân tích để hiểu rõ đặc điểm văn hoá tâm lý của dân tộc ta, những
truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những
nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực đang hoặc sẽ níu kéo chúng
ta tụt lại phía sau. Đây là việc làm hết sức
cần thiết để giúp chúng ta xây dựng một chiến lược đúng đắn, phù hợp.
Để thành công trong hoàn cảnh điều kiện Thế Giới ngày nay. Từ đó nhân rộng và
phát triển những thành công đó trên quy mô toàn cầu.
Cần nhìn lại kỹ bản thân mỗi chúng ta không chỉ để tự
tin hơn mà còn để bớt chủ quản trước tình hình mới. Tự soi gương bao giờ cũng
có ích, nhưng không phải chỉ để thấy mình đẹp mà còn đề thấy mình có những
khuyết điểm gì cần phải sửa thay vì cố tình che dấu.
Chúng tôi luôn mong muốn thông qua
website http://bancachlamgiau.com chúng ta sẽ có
cơ hội thảo luận để giúp chúng ta tự hiểu mình và hiểu người hơn khi đã thực sự
bước chân vào sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên “ chiến trường” kinh tế,
trong thực tế hội nhập toàn cầu.
Có thể nói ngay từ ngày đổi mới chúng ta đã nhận
thực được tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng trong phát triển kinh tế và đã tập
chung xây dựng năng lượng, giao thông, bưu điện viễn thông,vv… Chỉ vài
năm gần đây khi tăng trưởng chững lại chúng ta mới bắt đầu ý thức rõ
hơn tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, tập quán, đặc tính con
người, cách nghĩ, cách làm việc, cách sống, quan niệm xử thế…
Cũng như mỗi con người, một cộng
đồng dân tộc có những nét riêng không lẫn được với các dân tộc khác. Ví như đầu
óc thực tế của người Mỹ, tính chính xác kỷ luật của người Đức, tinh thần coi
trọng danh dự và tính ham học hỏi của người Nhật, sự thông minh tài hoa của
người Do thái, tinh thần cố kết dân tộc của các cộng đồng người Hoa, v.v... là
những đức tính dù chưa hẳn tiêu biểu cũng đã từng có tác dụng rất quan trọng
trong quá trình phát triển lâu dài của các dân tộc kể trên.
Nói chung người Việt Nam chúng ta được
đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong
chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu, đã giúp cho dân tộc ta tồn
tại được cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm suốt hơn 4000 năm lịch
sử.
Có thời, do tự tôn dân tộc quá đà sau
những chiến thắng vẻ vang chống ngoại xâm, chúng ta nói về các đức tính ấy một
cách say sưa, tưởng chừng như thế đã quá đủ để bảo đảm cho dân tộc ta, một khi
được giải phóng khỏi ách đô hộ bên ngoài, sẽ nhanh chóng vươn lên về kinh tế,
văn hoá, khoa học.
Thực tế cho thấy không đơn giản như vậy.
Ngày càng thấy rõ, trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước, ngay trong khu
vực Đông Nam Á này, các đối thủ của ta đâu chịu thua kém ta về các mặt kể trên.
Đã đành dân ta thông
minh, tài trí. Khi dẫn chứng sự thông minh của tổ tiên, nhiều người thường nghĩ
đến tài đối đáp, ứng xử nhanh trí của các nhân vật như Mạc đỉnh Chi, Trạng
Quỳnh, Đoàn Thị Điểm, Hồ xuân Hương, ... hay trong thời hiện đại, thành công
của một số vị khoa bảng học giỏi, đỗ cao ở trong và ngoài nước.
Thật ra, học giỏi, đỗ cao thì thời nào
cũng tốt, song việc học thời nay khác xa hàng tỷ lần so với thời xưa và xã hội
văn minh bây giờ đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn rất nhiều so với sự học giỏi, đỗ
cao mà chúng ta vẫn nghĩ, nhất là sự học giỏi hiểu theo quan
niệm cũ kỹ của ta (Bill Gates bỏ học, không có bằng cấp cao, nhưng lại là
hình tượng tiêu biểu cho những bậc nhân tài đắc dụng nhất ở thời đại ngày nay
trên toàn thế giới).
Chính cái quan niệm lạc hậu về học hành,
thi cử, đỗ đạt ấy khiến cho xã hội ta nhiều khi chú trọng đào tạo học trò giỏi
theo kiểu học gạo nhiều hơn là khuyến khích tài năng đích thực.
Không ai chối cãi người Việt Nam hiếu
học, chuộng tri thức (tuy nhiên rất nhiều năm gần đây cái động
cơ và phương pháp tìm đến và sử dụng tri thức đã bị méo mó quá nhiều).
Thời đại này tri thức và tri
giác là của báu, vậy chúng ta đã có những gì? để đi vào thế kỷ 21.
Thế nhưng vẫn chưa phải. Bởi
lẽ thiện chí và trí óc sáng tạo chính là động lực hàng đầu để
thúc đẩy nền kinh tế tri thức và tri giác, dưới sự hộ trợ của công
nghệ thông tin.
Có một thực tế rất đáng buồn là chúng ta
đang quá nghèo thiện chí và sức tưởng tượng.
Thật vậy, những ai còn nghi ngờ điều này
xin hãy bình tĩnh đảo mắt nhìn qua một lượt các kiểu nhà biệt thự mới mọc lên ở
thành phố trong thời mở cửa, và dạo qua các cửa hiệu, các chợ đầy ắp hàng Trung
Quốc, hàng Thái Lan đang nghiễm nhiên tràn ngập thị trường. Từ quần áo, đồ chơi
trẻ em, đồ dùng văn phòng, cho đến xe đạp, quạt máy, v.v.. Nhiều hàng nội của
ta không cạnh tranh nổi vì thua kém mẫu mã, hình dáng, chủng loại, giá cả, và
nhiều khi cả chất lượng, công dụng.
Vì miếng cơm manh áo của bản thân, gia
đình, rất nhiều người trong chúng ta sẵn sàng hợp tác cùng những ác nhân toàn
cầu để đầu độc dân chúng bằng những thực phẩm bẩn, chứa đầy độc tố và các chất
gây đại họa Ung thư trên toàn thế giới.
Ví dụ: Bò khô giả làm từ hóa chất và sắn
dây, Cá Mực cao su, Cá mực giả, Rau, củ quá nhúng hóa chất, thịt lợn, bò, cá…
chứa Hocmon tăng trưởng đột biến gen… tất cả đều được làm từ hóa chất và những
nguyên vật liệu chứa độc tố gây thảm họa ung thư cho xã hội loài người.
Đâu phải kỹ thuật ta không đủ trình độ
làm ra hàng thật, hàng tốt. Chẳng qua do khó khăn “túng làm liều” có
rất nhiều người trong chúng ta quá tham lam, tàn nhẫn, hèn hạ, ích kỷ…
quen sao chép, ít chịu khó nghĩ ra ý tưởng mới. Vì miếng cơm manh áo của bản
thân và gia đình mà chúng ta bất chấp tất cả.
Đương nhiên ở đây có vấn đề hoàn cảnh và
cơ chế, bởi vì cũng những con người ấy, hay cha chú họ, lại có đầu óc tưởng
tượng phong phú biết bao trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.
Có lẽ do hoàn cảnh lịch sử, ông bà ta bị
lối học từ chương khoa cử gò bó tư duy, cho nên so với nhiều dân tộc khác chúng ta
ít có những nhà tư tưởng lớn, những triết gia tầm cỡ có tầm ảnh hưởng,
sau nhiều thế kỷ còn tiếp tục tác động đến xã hội.
Einstein đã có một câu
nói nổi tiếng “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức”
Giờ đây, tại nhiều trêng đại học ở
phương Tây câu nói ấy được coi như một khẩu hiệu, một phương châm đào tạo để
bước vào thế kỷ mới, khi mà ai cũng biết và cũng tin rằng tri thức là yếu tố
quyết định sự phồn vinh của các quốc gia.
Mới nghe tưởng như một nghịch lý, nhưng thật ra là chân lý rất sâu sắc, tổng kết kinh nghiệm của một nhà bác học lỗi lạc bậc nhất mà cống hiến vĩ đại đã tạo điều kiện mở đường cho sự ra đời nền văn minh trí tuệ.
Ai cũng biết tri thức cực kỳ quan trọng,
thời nay càng quan trọng hơn bất cứ thời nào trước đây, nhưng ý nghĩa thời sự
của chân lý đó là, hơn bất cứ thời nào trong lịch sử, tri thức mà thiếu sức
tưởng tượng dễ biến thành tri thức chết, tri thức vô dụng, không có tiềm năng
phát triển.
"Biết" và "hiểu" là rất cần để
làm theo, đi theo, nhưng lại hoàn toàn chưa đủ để sáng tạo, khám
phá.
Cho nên, thiếu sức tưởng tượng là
một khiếm khuyết lớn mà tới đây ta phải cố gắng khắc phục bằng mọi cách, truớc
hết từ cơ chế quản lý xã hội và sự chấn hưng nền giáo dục từ nhiều năm chỉ
thiên về nhồi nhét trí nhớ, bắt chước máy móc, và kiềm chế cá tính.
Đi đôi với trí tưởng tượng chưa đủ phong
phú. Một loạt đức tính cần thiết khác để cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế
toàn cầu hoá: đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn, tính toán nhìn
xa, trông rộng, táo bạo, nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để
xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn.
Bền bỉ và quyết tâm theo đuổi đến cùng
một sự nghiệp được yêu thích, miệt mài học tập, ngẫm nghĩ và phân tích sâu sắc,
nghiên cứu nghiêm túc để tìm hiểu cặn kẽ đạo lý của mọi vấn đề.
Có lẽ do quá lâu quen sống trong cảnh
nghèo thiếu nên người dân ta nhiều khi dễ nhẫn nhục an phận, dễ bằng lòng với
những thay đổi nhỏ, những suy tính cá nhân hời hợt, thiển cận theo lối cò con.
Vì không toan tính lớn nên ít có đổ
vỡ lớn, nhưng dễ bảo thủ, ít dám chấp nhận rủi ro tìm con đường mới do đó cũng
dễ lâm vào trì trệ triền miên.
Không có thói quen tính toán hiệu quả,
thiếu đầu óc thực tế, lại ham chuộng hình thức, chạy theo hư danh viển vông,
kém khả năng và kinh nghiệm hợp tác, góp sức cùng nhau thực hiện một mục tiêu,
một kế hoạch lớn. Cho nên rất hiến thấy một êkip mạnh về một
lĩnh vực nào, thường chỉ có nhiều cá nhân giỏi đứng riêng lẻ mà không hợp
lại được để tạo ra những tập thể hùng mạnh, xuất sắc.
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng
thể hiện ít nhiều một tinh thần rời rạc như thế, ý thức đoàn kết giúp đỡ nhau
không được như các cộng đồng Do thái hay Hoa kiều, cũng do đó ít có người giàu
thật lớn, ít có nhà khoa học thật tầm cỡ, thường chỉ đến một địa vị nào
đó là thoả mãn, mệt mỏi, không mấy người đeo đuổi tham vọng thật cao xa.
Tất cả những nhược điểm
trên, nếu không chú ý khắc phục, đều sẽ trở thành những lực cản không cho phép
chúng ta tiến nhanh ở thời đại kinh tế tri thức này.
Một câu hỏi đặt ra: Tại sao
trong chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam có thể tỏ ra xuất sắc vô song
về trí tưởng tượng, về thông minh, tài trí, dũng cảm, tinh thần đại đoàn kết
toàn dân tộc mà trong xây dựng thời bình chưa được như vậy?
Phải chăng vì ta chưa khêu gợi, nuôi
dưỡng được trong nhân dân một ý chí tự cường mạnh mẽ, một quyết tâm rửa
nhục nghèo nàn lạc hậu cũng cao ngang như quyết tâm rửa nhục mất nước trước
đây?
Như chúng ta đã biết:
Một cây làm chẳng nên
non
Ba cây chụm lại nên
hòn núi cao
Đó là nguyên lý cơ bản tạo nên những đặc
tính sâu sắc truyền thống của người dân Việt Nam.
Trong thời chiến chúng ta đã thắng lợi
những đế quốc sừng sỏ nhờ biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết. Vậy thì trong
thời bình thì sao? Các bạn nghĩ sao khi tinh thần đoàn kết giúp nhau làm kinh
tế của chúng ta được hợp lại, các bạn nghĩ sao khi chúng ta cùng chúng sức đồng
lòng đoàn kết giúp đỡ nhau, dìu dắt nhau đi lên cùng hợp tác, chiến đấu kề vai
sát cánh trong những điều kiện cơ hội làm giàu mới của chúng ta, trong “biển
lớn” hội nhập nền kinh tế Thế Giới WTO.
Đoàn kết đoàn kết đại
đoàn kết
Thành công thành công
đại thành công